Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh thủy đậu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh thủy đậu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Varicella zoster gây ra.Tôi nghe nói bệnh thủy đậu ở người lớn có thể nặng hơn trẻ em, nhất là ở phụ nữ mang thai. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị có nhất thiết phải bôi thuốc xanh methylen lên nốt thủy đậu không?

Nguyễn Vũ Thái (thai879@ymail.com) 
 Bệnh rất dễ lây thành dịch. Bệnh nhân có thể lây bệnh sang người lành ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy, do virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt bắn ra khi nói, ho hoặc hắt hơi. Người lớn bị mắc bệnh nếu như lúc nhỏ chưa mắc. Triệu chứng bệnh ở người lớn gồm: sốt cao 39 – 40oC, trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng có thể kèm theo máu, đau mỏi các khớp, ngứa, sau 24 – 36 giờ mọc ban khắp cơ thể, mọc nhiều ở da đầu, trong các chân tóc. Lúc đầu là nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phỏng, nông, trông như giọt sương, các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2 – 3 ngày. Đến ngày thứ 4 – 6, nốt đậu đóng vảy, vảy có màu nâu sẫm. Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng ở não bộ của bào thai.
Bạn nên giữ cho da sạch sẽ. Quần áo giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc.  Dùng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%, NaCl 9%o nhỏ mắt, mũi 3 – 5 lần/ngày. Khi nốt phỏng vỡ, cần bôi thuốc xanh-methylen; không được bôi mỡ tetracicllin, mỡ penicillin…  Bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc đúng.
Design by Hao Tran -